Henry Ford có nói: "It is well enough that the people of the nation do not understand our banking and monetary system, for if they did, there would be a revolution before tomorrow morning." - Thật tốt vì dân chúng không hiểu được cách vận hành của hệ thống tiền tệ và ngân hàng. Nếu không, sẽ có một cuộc cách mạng trước rạng sáng ngày mai".
Henry Ford không đùa. Ông ta hoàn toàn nghiêm túc. Vậy câu nói này nghiêm trọng tới mức nào? Chúng ta cùng xem xét những ví dụ sau:

1.CHÍNH PHỦ LÀM BẠN NGHÈO ĐI TỪ CÔNG CỤ THUẾ VÀ LẠM PHÁT:
Ở đây từ nghèo đi có nghĩa là bạn bị mất tiền, tài sản của bạn bị âm, bị sụt giảm trong khi bạn cứ nghĩ là mình đang kiếm được tiền. Chứ không phải là kiếm ít hơn vì phải nộp một phần cho chính phủ. Để tôi nói rõ hơn:
Đầu tiên các bạn cần biết: Lãi suất nhận được = Lãi suất thực+lạm phát.
Giả sử lạm phát là 0% một năm và tỉ lệ lãi suất thực là 2% một năm.
Bạn có thể kiếm được tổng cộng là: 2% + 0% = 2% lãi suất.
Chính phủ thu thuế 40%, thu nhập sau thuế của bạn là 2% x 60% = 1.2%. Không nhiều nhưng bạn vẫn có số dương.

Bây giờ, giả sử lạm phát là 4% một năm và tỉ lệ lãi suất thực vẫn là 2%.
Bạn kiếm được khoản tiết kiệm là 2% + 4% = 6%.
Chính phủ chiếm 40% trong đó, để lại cho bạn khoản lãi suất sau thuế là 6% x 60% = 3.6% mỗi năm.
Điều này hay hơn: bạn kiếm được nhiều hơn gấp ba. Đối với chính phủ thì thuế tăng từ 0,8% đến 2,4% một năm. Mọi người đều có lợi, cho đến khi bạn bắt đầu nghĩ đến việc phải trừ đi lạm phát. Và thực sự tỉ lệ bạn nhận được giảm từ 1,2% từ ví dụ đầu xuống còn 3.6% - 4% = -0,4% ở ví dụ sau cùng. Đó là lý do tại sao có trường hợp gửi tiết kiệm 20 năm lúc rút ra chỉ bằng ba tô phở.

2.NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VẪN CÓ THỂ MOI TIỀN TỪ BẠN DÙ KHÔNG CẦN CÔNG CỤ THUẾ:
Từ ví dụ trên, chúng ta có thể thấy thủ phạm làm bạn nghèo đi chính là thuế. Như vậy nếu chính phủ không thu thuế thì bạn vẫn kiếm được tiền. Không! Bạn nhầm to. Chính phủ không cần thu thuế mà vẫn moi tiền được từ bạn. Bạn nghĩ lạm phát đến từ đâu? Đến từ khả năng in tiền vô hạn từ không khí của ngân hàng trung ương. Để tôi nói rõ hơn, nó khá phức tạp, nên để các bạn có thể hiểu ta cần làm mọi thứ đơn giản hơn:

Giả sử tổng của cải xã hội làm ra là 1000 mét vuông đất và hoàn toàn thuộc về người dân, chính phủ có 0 đồng. Tổng số tiền trong lưu thông là 1000 tỷ. Giá hàng hóa = tổng lượng tiền lưu thông. Nên 1000 met vuông đất này có giá 1000 tỷ và người dân nắm giữ 100% của cải.

Bây giờ ngân hàng trung ương in thêm 1000 tỷ. Tổng tiền trong lưu thông lúc này tăng gấp đôi là 2000 tỷ, tổng của cải trong xã hội vẫn là 1000 mét vuông đất. Như vậy 1000 mét vuông đất lúc này có giá là 2000 tỷ. Nhưng lúc này người dân đang có 1000 tỷ và chính phủ có 1000 tỷ. Chính phủ đã nắm giữ 50% lượng của cải chỉ bằng việc nhờ ngân hàng trung ương in tiền. Và việc sử dụng 1000 tỷ này làm gì là do những người ở tầng lớp thống trị quyết định.

Như vậy chỉ với hai lưỡi kéo thuế và lạm phát. Tầng lớp thống trị đã chuyển giao tất cả các khoản lợi tức kiếm được, và cả các khoản tiết kiệm của dân chúng sang cả chính phủ. Nếu mọi người chấp nhận đánh thuế là cần thiết thì chẳng có gì sai khi sử dụng cơ chế lạm phát để tạo ra thu nhập. Mà thật may là cơ chế này quá tinh tế để dân chúng có thể hiểu rõ, và nó cũng sẽ không bao giờ được dạy trong các trường kinh tế.

Thông qua việc in tiền, ngân hàng trung ương có thể thoải mái tiếp cận với khoản dự trữ vô tận. Và do đó, quỹ dự trữ của ngân hàng trung ương không bao giờ cạn kiệt (tiền nội tệ). Tương tự, một chính phủ cũng không bị vỡ nợ miễn là chính phủ ấy chỉ vay mượn bằng chính đồng tiền của nước mình. Chỉ có dân chúng là vỡ nợ thôi, và họ còn chẳng thể hiểu tại sao mình vỡ nợ. Sự chuyển dịch từ chế độ bản vị vàng sang đồng tiền pháp định làm cho tài chính chính phủ và ngân hàng trung ương trở nên không thể vỡ nợ cho dù họ có tiêu xài hoang phí thế nào đi nữa.

Lê-nin đã tuyên bố rằng: "cách tốt nhất để xóa bỏ Hệ thống Tư bản là xóa bỏ hệ thống tiền tệ. Qua việc liên tục cho phép quá trình lạm phát, chính phủ có thể sung công một cách kín đáo, âm thầm một phần tài sản của người dân. Bằng cách này, họ không chỉ sung công mà còn có thể sung công một cách chuyên quyền và trong khi quá trình này làm nhiều người dân bị bần cùng hóa thì thực chất nó cũng làm giàu cho nhiều người. Đối với những người được hệ thống mang lại của trời cho ngoài mong muốn và thậm chí là vượt xa với mong ước của họ thì trở thành “ngư ông đắc lợi” là giai cấp tư sản. Những người bị lạm phát làm cho bần cùng hóa, không hơn gì giai cấp vô sản. Vì lạm phát tăng và giá trị thực của tiền tệ thay đổi rất nhiều từ tháng này qua tháng khác nên tất cả mối quan hệ bền vững giữa chủ nợ và con nợ - tạo ra nền tảng cơ bản của chủ nghĩa tư bản sẽ trở nên rối loạn và gần như vô nghĩa; và quá trình làm giàu thoái hóa thành một trò cờ bạc, sổ xố may rủi." Chắc chắn Lê-nin nói đúng.

Các chính phủ không muốn người dân của mình thông minh, bởi vì những người có tư tưởng chống lại rất khó cai trị. Họ chỉ muốn công chúng thông minh vừa đủ để trả tiền thuế và ngu vừa đủ để tiếp tục bỏ phiếu” — George Carlin

một nửa sự thật.