Những tôn giáo khác nhau sinh ra trong những nền văn hoá khác nhau, thời đại khác nhau, thông qua các cách diễn đạt khác nhau nhưng về bản chất của chúng thì chỉ một: chân lý chỉ có một, sự thật chỉ có một.

Hình ảnh ngón tay chỉ trăng nói lên tất cả về tôn giáo.

Những ngón tay của những người giác ngộ chỉ về hướng mặt trăng, ngụ ý con người hãy đi về phía mặt trăng, mặt trăng tượng trưng cho chân lý. Bạn có thể gọi nó là Niết Bàn, là Thiên Đường, là gì cũng được nhưng chỉ có một mặt trăng mà thôi.

Phật, Jesus, Lão Tử... cùng chỉ về hướng mặt trăng để hướng dẫn con người. Nhưng con người ngu si thay vì nhìn ngón tay chỉ về mặt trăng thì lại đi cúi thờ những ngón tay ấy, lập ra hàng ngàn đền đài chùa chiền thờ lạy các ngón tay ấy.

Kinh sách, kinh thánh, kinh điển là những mặt hồ phản chiếu ánh trăng, chỉ phản chiếu chứ không chứa ánh trăng thực nhưng vì con người khao khát điều dễ cho nên họ thích trầm mình xuống hồ để tìm trăng, họ thích lập ra đền đài để thờ lạy trăng trong hồ hơn là tìm cách để đạt đến mặt trăng đích thực.

Cả Jesus lẫn Thích Ca đều phản đối các đền đài và việc thờ cúng nhưng nhìn đi, khắp mọi nơi trên khắp thế giới người ta lập đền đài thờ cúng các ngài thay vì đi theo lời chỉ dạy để hướng đến mặt trăng.

Nếu các Ngài xuất hiện, họ sẽ đi tự tử hết vì những điên rồ mà tôn giáo ngày nay tạo dựng.

Tôi cũng chỉ là một ngón tay đang chỉ cho bạn về phía mặt trăng, để bạn nhìn về phía mặt trăng, nhìn về chân lý. Nhưng thay vì nhìn theo hướng ngón tay tôi chỉ, nhiều người lại chỉ thích bàn về mỗi bàn tay và thậm chí
còn đòi cắn ngón tay tôi nữa…

Thiền định là đóng góp của Đức Phật. Cái điểm then chốt không phải là tra tấn thể xác; vấn đề là trở nên im lặng hơn, trở nên thư giãn hơn, trở nên bình an hơn. Nó là một cuộc hành trình nội tại để đạt tới trung tâm ý thức của riêng mình, và trung tâm ý thức của riêng mình là trung tâm của toàn bộ hiện hữu.

Người ta cần những cộng đồng, những đạo sư, những tu viện nơi mà họ có thể sống cùng nhau. Những ai mà ở trên một mức độ ý thức cao hơn, có thể quan sát những người khác và giúp họ. Đã trở thành cốt yếu, rằng những tôn giáo không nên bị rơi vào tay của những cá nhân; chúng nên được tổ chức và nên được ở trong tay của những ai mà đã đạt tới một mức thiền định cao.

Ban đầu, nó là tốt; trong khi Đức Phật còn sống, có nhiều người đạt tới sự chứng ngộ. Nhưng khi Đức Phật qua đời, và những người này qua đời, thì chính cái tổ chức mà được giả định là để giúp người ta thiền định, lại rơi vào tay giới tu sĩ, và thay vì giúp bạn thiền định, họ bắt đầu tạo ra những nghi thức xung quanh hình ảnh của Đức Phật. Đức Phật trở thành một vị thần khác. Adinatha phế bỏ Thượng đế, Đức Phật không bao giờ chấp nhận rằng có một vị Thượng đế hiện hữu – nhưng giới tu sĩ này không thể tồn tại mà không có một Thượng đế. Cho nên, có thể không có một Thượng đế – theo nghĩa là đấng sáng tạo - nhưng Đức Phật đã đạt tới “Thượng đế tính". Họ biến chính Đức Phật thành một Thượng đế. Đối với những người khác, điều duy nhất là thờ phụng Đức Phật, có đức tin vào đức Phật, theo những nguyên lý của Đức Phật, sống cuộc sống theo “học thuyết” của Ngài; Đức Phật bị “chìm mất” trong cái tổ chức, sự bắt chước. Và tất cả họ quên đi cái điều cơ bản, đó là thiền định.

Bất cứ loại lệ thuộc nào đều là một sự nô lệ, và sự lệ thuộc tâm linh là sự lệ thuộc tồi tệ nhất trong tất cả.

Osho - Ngón tay chỉ trăng, tự truyện.